Chi phí không chính thức tồn tại ở tất cả các nhóm thủ tục hành chính, các công đoạn, đặc biệt liên quan sản xuất kinh doanh. Thực tế đó bám riết dai dằng, gây nhức nhối DN và trong người dân.
Vẫn phải “bôi trơn”
Câu chuyện chi phí không chính thức lại “nóng” lên khi được Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ nêu ra trong Báo cáo chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2020 (APCI 2020).
Theo Báo cáo, chi phí không chính thức vẫn có ở tất cả các nhóm thủ tục hành chính, các công đoạn, đặc biệt là ở các nhóm thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh như: kiểm tra chuyên ngành, giao dịch thương mại qua biên giới, đất đai, xây dựng, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, điều kiện kinh doanh.
“Chi phí không chính thức không chỉ làm gia tăng chi phí tuân thủ mà đang làm cho môi trường kinh doanh trở nên thiếu lành mạnh, kém cạnh tranh và gây e ngại cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh và cạnh tranh công bằng tại Việt Nam và hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam” - Báo cáo viết.
![]() |
Chi phí không chính thức vẫn tồn tại các ở nhóm thủ tục hành chính |
Chi phí không chính thức cũng tạo ra trở ngại về tính công bằng và rủi ro pháp lý trong kinh doanh. Nếu để khoản chi phí này tồn tại và lan trên diện rộng sẽ cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong nhân dân.
Các điều tra gần đây cho thấy, việc doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức, lót tay, bôi trơn, tuy có giảm những vẫn là vấn nạn gây nhức nhối.
Báo cáo “Thủ tục hành chính liên ngành trong lĩnh vực cấp phép xây dựng, dưới góc nhìn của doanh nghiệp”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành, khảo sát gần 2.100 doanh nghiệp có hoạt động xây dựng mới hoặc cải tạo lớn văn phòng, nhà xưởng sản xuất trong hai năm gần nhất, công bố vào cuối tháng 11/2020, cho thấy, chi phí không chính thức vẫn là vấn đề gây phiền hà hàng đầu cho các doanh nghiệp. Theo đó, xấp xỉ 30% số doanh nghiệp thừa nhận đã trả loại chi phí này, ở một hoặc một số thủ tục hành chính, trong quá trình thực hiện thủ tục cấp phép dự án đầu tư xây dựng.
Còn tại Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2019 do VCCI công bố ngày 5/5/2020, tỷ lệ doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức là 53,6%. Nếu so sánh với số liệu của các năm trước thì tỷ lệ này có giảm nhưng chỉ ở mức độ tương đối, vì con số doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức vẫn là rất lớn. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp phải chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra hoặc để đẩy nhanh thủ tục đất đai, ít có sự cải thiện.
Đáng quan ngại
Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thì chi phí sản xuất ra sản phẩm hàng hóa hiện nay doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh với doanh nghiệp các nước. Nhưng chi phí không chính thức phải trả trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đã khiến sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam kém cạnh tranh hơn hẳn. Như vậy, tác động của nó là rất rõ, rất hiển nhiên và rất lớn.
Theo các chuyên gia kinh tế, chi phí không chính thức được cho là gánh nặng và làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp tại Việt Nam. Chi phí này được hạch toán vào giá thành sản phẩm, đẩy giá sản phẩm lên cao, hậu quả là giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Các chi phí không chính thức đang là vấn đề gây khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp nhiều nhất. Không những thế, nó còn làm phát sinh thêm chi phí khác.
![]() |
Chẳng hạn, để hợp pháp hóa chi phí không chính thức, doanh nghiệp sẽ phải chi thêm tiền, dẫn đến hiện tượng gian dối trong kinh doanh như buôn bán hóa đơn; báo cáo tài chính, thuế không trung thực,...
Chi phí không chính thức còn làm suy giảm lòng tin của doanh nghiệp vào nỗ lực cải cách của Chính phủ, không thúc đẩy sáng tạo, kinh doanh chân chính, hủy hoại liêm chính trong kinh doanh. Ngoài ra, có thể còn nhiều tác động tiêu cực khác, như kinh tế ngầm, kinh tế phi chính thức, tham nhũng.
Nguyên nhân cơ bản, theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, là do chất lượng yếu kém của hệ thống thể chế, quy định pháp luật. Hệ thống quy định pháp luật, thủ tục hành chính không rõ ràng, không hợp lý, phức tạp và không tiên liệu được đã tạo thành cơ hội cho cơ quan, cán bộ liên quan nhũng nhiễu doanh nghiệp và đòi hỏi chi phí không chính thức. Cùng với đó là thực thi pháp luật không nghiêm, không công bằng, minh bạch hoặc lợi dụng địa vị của cán bộ giao nhiệm vụ để sách nhiễu doanh nghiệp.
Nguy cơ rõ ràng là chi phí này có thể khiến các doanh nghiệp đang hoạt động từ bỏ ý định mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây là lý do khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn đáng quan ngại, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, nhận định.
Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đề nghị phải tiếp tục đẩy mạnh việc cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, bao gồm chi phí chính thức và không chính thức để tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch và bộ máy công vụ liêm chính, tin cậy, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.
Để xóa bỏ chi phí không chính thức cho doanh nghiệp, theo các chuyên gia kinh tế, chính quyền cần công khai minh bạch mọi thủ tục, sớm đưa chính quyền điện tử vào hoạt động. Thực tế cho thấy, những nhóm thủ tục hành chính nào có sự tiến bộ đáng kể các năm qua đều nhờ vào việc áp dụng công nghệ thông tin, thực hiện trên môi trường điện tử.
Phương Chung
Theo Vietnamnet
Ngày 7/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết đã bắt tạm giam Cao Đức Trung (sinh năm 1978, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn xây dựng và Kinh doanh bất động sản Trung Land, địa chỉ D07 Phan Kế Bính, phường Phú Tài, thành phố Phan Thiết) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hết tháng 4/2021, vốn đầu tư công chưa được phân bổ lên tới 61.611,42 tỷ đồng, gây lãng phí rất lớn...
Ngành năng lượng xanh Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư lý tưởng cho các doanh nghiệp ngoại. Đây là tín hiệu mừng hay lo?
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ duy trì áp lực lên Trung Quốc bằng cách tiếp tục các lệnh cấm đầu tư dưới thời của ông Donald Trump.
Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam có giá trị gần 1,7 triệu tỷ đồng năm 2019, tăng trưởng kép với tốc độ 35% mỗi năm.
Ông Nguyễn Trọng Thông là Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Lạc- chủ đầu tư Khu đô thị mới An Lạc Green Symphony (Hoài Đức, Hà Nội). Đồng thời ông Thông cũng là Chủ tịch Tập đoàn Hà Đô.
Các doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận lớn nhất toàn ngành là Kinh Bắc (tăng 556%), Vinaconex (tăng 323%), SIP (tăng 232%), Novaland (tăng 158%), Nam Long (tăng 149%), Becamex IJC (tăng 144%).
Các doanh nghiệp tập trung giới thiệu nhiều sản phẩm dự án ra thị trường các tỉnh như Bình Dương, Long An, Hải Phòng…Một số kế hoạch ra mắt dự án trong thời gian tới bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng các doanh nghiệp đều cho rằng đã có kinh nghiệm ứng phó từ năm trước.
Hệ lụy của cơn sốt đất; nợ xấu của một số ngân hàng bắt đầu tăng mạnh là những thông tin đáng chú ý trên các báo.
Ngày 7/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết đã bắt tạm giam Cao Đức Trung (sinh năm 1978, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn xây dựng và Kinh doanh bất động sản Trung Land, địa chỉ D07 Phan Kế Bính, phường Phú Tài, thành phố Phan Thiết) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hết tháng 4/2021, vốn đầu tư công chưa được phân bổ lên tới 61.611,42 tỷ đồng, gây lãng phí rất lớn...
Ngành năng lượng xanh Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư lý tưởng cho các doanh nghiệp ngoại. Đây là tín hiệu mừng hay lo?
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ duy trì áp lực lên Trung Quốc bằng cách tiếp tục các lệnh cấm đầu tư dưới thời của ông Donald Trump.
Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam có giá trị gần 1,7 triệu tỷ đồng năm 2019, tăng trưởng kép với tốc độ 35% mỗi năm.
Ông Nguyễn Trọng Thông là Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Lạc- chủ đầu tư Khu đô thị mới An Lạc Green Symphony (Hoài Đức, Hà Nội). Đồng thời ông Thông cũng là Chủ tịch Tập đoàn Hà Đô.
Các doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận lớn nhất toàn ngành là Kinh Bắc (tăng 556%), Vinaconex (tăng 323%), SIP (tăng 232%), Novaland (tăng 158%), Nam Long (tăng 149%), Becamex IJC (tăng 144%).
Các doanh nghiệp tập trung giới thiệu nhiều sản phẩm dự án ra thị trường các tỉnh như Bình Dương, Long An, Hải Phòng…Một số kế hoạch ra mắt dự án trong thời gian tới bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng các doanh nghiệp đều cho rằng đã có kinh nghiệm ứng phó từ năm trước.
Ngoài các bất động sản hàng chục triệu USD, Bill Gates còn là chủ sở hữu lớn nhất về đất nông nghiệp Mỹ sau khi mua gần 100.000 hecta ở 18 bang, theo Land Report.
Nhà vườn 900m2 của vợ chồng Thu Thảo ở Đan Mạch mang đậm phong cách Bắc Âu, với 5 phòng ngủ, 1 phòng bếp rộng rãi thông với phòng ăn, 1 phòng khách.
Bất động sản là một trong những lĩnh vực có dư địa thu thuế lớn tại thành phố Hồ Chí Minh. Để tăng cường thu thuế kinh doanh bất động sản, góp phần tăng thu ngân sách, mới đây, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh đã đề xuất thí điểm thu thuế đối với hoạt động cho thuê căn hộ tại chung cư.
Tổng thống Mỹ Joe Biden không chỉ muốn tăng thuế đối với các cá nhân giàu có tại Mỹ. Ông còn có thể chặn mọi lỗ hổng nhằm ngăn họ né thuế.
Cơ quan điều tra xác định ông Lê Thanh Thản, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh, đã tổ chức xây dựng, gian dối bán các căn hộ được xây dựng sai nghiêm trọng quy hoạch, thu lời bất chính hơn 481 tỉ đồng.
Đăng tin bán nhà đất nhìn qua thì nghĩ là không có gì khó khăn, nhưng chỉ khi bắt tay vào thực hiện mới thấy không phải là việc dễ dàng. Để tạo ra một tin đăng thu hút và mang lại hiệu quả, bạn nên tham khảo các mẫu đăng tin bán nhà. Các Mẫu đăng tin bán nhà hay nhất sẽ được tổng hợp trong bài viết này.
Bản đồ quy hoạch thành phố Hà Nội là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến thị trường bất động sản thủ đô, vì vậy luôn được nhiều người tìm hiểu và nghiên cứu. Dưới đây là những thông tin chi tiết nhất về bản đồ quy hoạch Hà Nội tầm nhìn 2050.
So với tình trạng sốt đất cục bộ của các địa phương trên cả nước, hiện nay tình trạng giá đất tăng đều trên nhiều phân khúc tại Quảng Nam – Đà Nẵng đang được nhiều chuyên gia đánh giá cao.
Đặt những món đồ này cạnh cửa ra vào sẽ gây ảnh hưởng xấu đến phong thuỷ nhà ở.
Nếu vay ngân hàng để mua hoặc đầu tư BĐS thì nhất định người mua phải đảm bảo 2 yếu tố là điều kiện kinh tế tương đối tốt và thu nhập hàng tháng ổn định. Nhiều chuyên gia trong ngành dành lời khuyên, thu nhập của người mua ít nhất phải từ 40 triệu đồng/tháng mới nên nghĩ đến việc vay ngân hàng để mua nhà.
Trong nhiều năm qua, câu chuyện làm thế nào để giảm được giá nhà ở cho người dân luôn là vấn đề được bàn thảo khá sôi nổi với những luồng ý kiến khác nhau.
Gia đình tôi có căn hộ chung cư tại Láng Hạ, phường Thành Công, Ba Đình, Hà Nội, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 1/2/2019. Tuy nhiên, sổ đỏ đã bị mất do bất cẩn trong lưu giữ.
Đầu tư vào bất động sản (BĐS) mặt tiền biển sở hữu lâu dài được xem là kênh có khả năng sinh lời cao - an toàn - bền vững. Và việc sử dụng đòn bẩy tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tỷ suất sinh lời hiệu quả.
Nhiều chủ đầu tư tìm cách lách luật bằng các loại văn bản “gần nghĩa” với chứng thư bảo lãnh của ngân hàng.
Thị trường bất động sản 2021 vẫn còn nhiều tiềm năng, nhưng trước việc cơn sốt đất diễn ra trên cả nước, nhiều chuyên gia đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư cần thận trọng và lựa chọn những sản phẩm đảm bảo giá trị thực.